14 tháng tuổi mặc dù chưa biết đọc chữ, hoặc việc lật các trang sách còn chưa đúng nhưng với trẻ rất thích được cha mẹ cho đọc sách. Hãy khuyến khích sở thích đọc sách này của trẻ
Tháng thứ 14 trẻ vẫn tiếp tục trong quá trình hoàn thiện các kỹ năng quan trọng như vận động, ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.
Do được rèn luyện từ những tháng trước nên tới tháng này, trẻ đã có khả năng đi vững và thậm chí có thể đi giật lùi. Rất nhiều trẻ đã uống bằng cốc thuần thục và có thể tự mình đứng lên, ngồi xuống, cúi xuống hoặc đứng bật dậy...
Kỹ năng điều khiển cơ tay đã tốt hơn khá nhiều so với những tháng trước nên việc cho trẻ tự cầm thìa nhựa xúc bột đưa vào miệng đã thành thạo hơn nhiều, và đã ít bôi bẩn ra quần áo hơn.
Trẻ vẫn rất hiếu động và thích chơi với mọi thứ xung quanh mình đặc biệt là những thứ có thể phát ra tiếng động như nhặt mọi thứ trong chậu, di chuyển đồ chơi xung quanh hoặc thậm chí chồng các khối hình khác nhau lên thành hình tháp.
Trẻ vẫn nghịch ngợm như những tháng trước và dường như mọi đồ vật trong nhà đều bị trẻ bới tung hết lên, không còn thứ gì là đúng với vị trí của nó. Điều này khiến bạn thấy bực mình vô cùng khi muốn tìm thứ gì đó. Tuy nhiên nếu bạn cấm không cho trẻ đụng vào vật gì trong nhà thì trẻ lại càng tò mò, càng muốn tìm hiểu, khám phá.
Thói quen bắt chước người khác, đặc biệt là những trẻ khác vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên ở trẻ. Việc các trẻ thích sao chép hành vi của bạn bè xung quanh mình là cơ hội để trẻ có thể học được những kỹ năng mới. Đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển kỹ năng xã hội ở trẻ. Cha mẹ chỉ cần khuyến khích và giúp trẻ củng cố những hành vi tốt là đủ.
Trẻ đã có thể phát âm một cách rõ nét những tiếng như "mama", "baba" hoặc thậm chí là "mèo". Trẻ cũng biết sử dụng những cách khác để giao tiếp: vỗ tay, chỉ tay và vươn lên để được bế...
Trẻ biết cách bày tỏ những mong muốn của mình. Khi muốn đi xuống, trẻ sẽ chỉ xuống. Khi muốn bạn chú ý, bé giật áo bạn. Và dù có thể chưa nói được nhiều, nhưng trẻ hiểu được nhiều những từ ngữ đơn giản mà bạn dùng hàng ngày.
Trẻ 14 tháng tuổi vẫn còn chưa quen nhiều với thức ăn hàng ngày. Mỗi khi được cho ăn một loại thức ăn mới, trẻ rất có khả năng bị dị ứng, nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển.
Các bậc cha mẹ cần vô cùng thận trọng khi cho con ăn những loại thức ăn này. Nên cho trẻ ăn ít một để kiểm tra phản ứng của trẻ và tốt nhất nên chọn các loại thực phẩm quen thuộc và lành tính như cá thu, cá chép, tôm, nước lọc cua…
Một số bậc phụ huynh nghĩ ăn cơm trẻ sẽ đầy đủ dưỡng chất và lớn nhanh hơn so với cho trẻ ăn cháo hoặc bột. Do đó một số trẻ đang được bố mẹ cho tập làm quen với việc ăn cơm. Việc cho con ăn cơm sớm quá không tốt cho dạ dày còn yếu ớt của trẻ.
Vậy nên hãy chỉ dừng lại ở việc cho trẻ ăn cháo. Nếu muốn, các mẹ có thể cho bé ăn cháo hạt để làm quen với việc nhai và nuốt để sau này ăn cơm cho dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ trong giai đoạn đang tập ăn rất hay mắc phải căn bệnh rối loạn tiêu hóa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như vi khuẩn trong ruột trẻ, trẻ bị mất cân bằng như khi tập ăn dặm, hoặc do trẻ dùng kháng sinh…
Các biểu hiện của bệnh như: nôn ói, tiêu chảy, hay bị đầy hơi, khó chịu và lười vận động, hay táo bón nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hấp thu… lâu ngày cơ thể trẻ không thể tiếp nhận được các dưỡng chất khi ăn nên sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, kém thông minh.
Nếu trẻ bị bệnh nên đưa trẻ tới khám ở bác sĩ để được chỉ định uống thuốc hỗ trợ tiêu hóa trong đó có sản phẩm men vi sinh chứa 3 loại Probiotics có ích. Ngoài ra, để phòng tránh cho trẻ mắc bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý, ăn ít một với các loại thức ăn lạ, và giữ về sinh thân thể cũng như vệ sinh ăn uống.
Ở tháng tuổi này, khả năng sáng tạo của trẻ rất phát triển. Do đó bố mẹ hãy cùng chơi vớ trẻ, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi theo nhiều kiểu khác nhau để trí thông minh, sáng tạo của trẻ càng được phát huy hơn nữa.
Để mở rộng vốn từ vựng cho con, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với trẻ, đọc cho trẻ nghe các câu truyện cổ tích, ngụ ngôn, giải thích cho con biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh với tên gọi của chúng để giúp trẻ hình thành và ghi nhớ vào não bộ.
Trẻ cũng sẽ thích thú nếu mẹ sao chép những gì trẻ đang làm, đây là cách chia sẻ giữa mẹ và bé tốt nhất.
Hãy nhìn nụ cười tươi sáng và ánh mắt háo hức của trẻ xem, chắc chắn cũng sẽ giúp bạn bật cười, thoát khỏi những stress do công việc, cuộc sống hàng ngày đấy.